(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ hai, 12/03/2018, 14:13 GMT+7

Vai trò của IICA trong cải thiện an toàn thực phẩm toàn cầu

Thực phẩm an toàn là nền tảng để đảm bảo sức khoẻ và năng suất của con người, đảm bảo phúc lợi kinh tế quốc gia và giảm nghèo.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có 600 triệu người bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, trong đó khoảng 420.000 tử vong. Nguyên nhân gây bệnh là do ăn các thực phẩm nhiễm mầm bệnh, hóa chất và ký sinh trùng có trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Thương mại, di dân và du lịch quốc tế có thể làm tăng sự lây lan của các mầm bệnh nguy hiểm và các chất gây ô nhiễm thực phẩm khiến an toàn thực phẩm trở thành mối lo ngại thực sự trên toàn cầu.

Châu Mỹ là một trong những vùng sản xuất và xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới. Khu vực này này chiếm một phần tư diện tích đất đai và có hơn 1 tỷ người sinh sống. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, ngành công, nông nghiệp đa dạng, năng suất và ngành chăn nuôi hộ gia đình hiệu quả. Mặc dù có những lợi thế này nhưng an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực, bất kể mức độ phát triển của đất nước đó. Ngoài những mối đe dọa liên quan đến bất kỳ sản phẩm cụ thể hay chất gây ô nhiễm nào, thách thức lớn nhất là thiết lập, quảng bá và hỗ trợ văn hoá an toàn thực phẩm, trong đó tất cả người tiêu dùng đều mong đợi sử dụng thực phẩm lành mạnh, bất kể ở đâu và do ai sản xuất.

Thách thức này thể hiện ở hệ thống sản xuất thực phẩm và hệ thống an toàn thực phẩm khác nhau dường như đưa ra sự đảm bảo khác nhau đối với các sản phẩm tiêu thụ trong nước so với sản phẩm dành cho xuất khẩu. Chi phí, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này. Để thành công trên thị trường ngày nay, các quốc gia phải dự đoán thách thức và có kỹ năng bảo vệ người tiêu dùng đồng thời tối đa hóa các cơ hội trong nước và quốc tế. 


IICA và An toàn Thực phẩm

Trong 75 năm qua, Tổ chức Hợp tác Nông nghiệp Mỹ (IICA) đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phúc lợi của 34 bang trên toàn nước Mỹ. IICA đã phát triển thành một tổ chức hợp tác kỹ thuật quốc tế đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp bởi đây là ngành quan trọng ở châu Mỹ, có khả năng tạo đà tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực này. Mở rộng tiềm năng của ngành nông nghiệp là rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.

IICA cung cấp hợp tác kỹ thuật dựa trên hợp tác chặt chẽ với các thành viên trong tổ chức. Với mạng lưới văn phòng của mình, IICA đã chứng tỏ có nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với các đối tác từ khu vực nhà nước tới tư nhân, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như công nghệ và đổi mới trong nông nghiệp, thương mại nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, an toàn nông nghiệp và an toàn thực phẩm (AHFS).

Theo phạm vi trọng tâm của AHFS, IICA hỗ trợ một loạt các hoạt động xây dựng năng lực nhằm tăng cường văn hoá an toàn thực phẩm ở cấp quốc gia, cấp khu vực và trên khắp châu Mỹ. Các chuyên gia AHFS phát triển và thực hiện các hoạt động này với quan điểm toàn diện nhằm đảm bảo rằng an toàn thực phẩm cần phải được chú trọng ở cấp quốc gia. Các nhà lãnh đạo phải thúc đẩy sự đổi mới, đặc biệt là công nghệ trong cả khu vực công, tư để bảo vệ sự an toàn cho người tiêu dùng. Cuối cùng, công bằng, minh bạch, khoa học dựa trên các quy tắc phải chi phối thị trường quốc tế. Hợp tác kỹ thuật được cung cấp trong danh mục an toàn thực phẩm của IICA giải quyết từng vấn đề này, dẫn đến sự cải thiện toàn diện cho ngành nông nghiệp ở châu Mỹ.

Sự phát triển của PVS trong an toàn thực phẩm

Xác định, phân tích và ưu tiên cho các sáng kiến nhằm đảm bảo sự bền vững và độ tin cậy của các hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm quốc gia. Để đạt được mục đích này, IICA và Tổ chức Y tế Liên bang Mỹ (PAHO) đã hợp tác để điều chỉnh công cụ Hiệu suất, Tầm nhìn và Chiến lược (PVS) do IICA soạn thảo ban đầu cho ngành thú y quốc gia để sử dụng các dịch vụ an toàn thực phẩm hiện nay và thiết lập hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm quốc gia. Các dịch vụ này sử dụng công cụ PVS để xác định mức độ hiệu suất hiện tại, tạo điều kiện lập kế hoạch chiến lược, đưa ra một tầm nhìn chung cho lĩnh vực tư nhân để họ biết cách thực hiện.

Công cụ đo lường mức độ hiệu suất trong bốn thành phần cơ bản của hệ thống an toàn thực phẩm quốc gia: năng lực kỹ thuật, khả năng tài chinh và nhân lực, hợp tác tư nhân bảo vệ sức khỏe cộng đồng và khả năng tiếp cận thị trường. Mỗi thành phần bao gồm các yếu tố chủ chốt giúp thực thi và mang lại thành công. Ví dụ: năng lực kỹ thuật là khả năng thiết lập và áp dụng các biện pháp vệ sinh và các quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên khoa học. Theo đó, bao gồm các yếu tố quan trọng như khả năng dự báo và phân tích; phát hiện sớm và đáp ứng khẩn cấp; kiểm tra và đăng ký dịch vụ; giám sát những vấn đề cấp bách; phân tích rủi ro và đổi mới kỹ thuật.

Một khía cạnh nổi trội của PVS là cách kết thúc quá trình. Sau khi đánh giá, các bên liên quan chính thảo luận các kết quả với các cơ quan nhà nước. Cuộc đối thoại này được gọi là Kỳ họp Tầm nhìn chung, đưa ra sự thống nhất về các thế mạnh và những vấn đề còn hạn chế, các kế hoạch để cải tiến, ưu tiên và thống nhất cách triển khai trong tương lai. Cuộc đối thoại này minh bạch, thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình đánh giá, lập kế hoạch, tăng khả năng cho các đối tác để hoàn thành vai trò của mình.

Quan trọng hơn, IICA áp dụng công cụ PVS của mình để giải quyết yêu cầu cụ thể, việc đánh giá nhu cầu chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đầu tư, cải tiến lâu dài và toàn diện hơn. Các tổ chức phát triển cũng sử dụng công cụ này để điều chỉnh đầu tư. Do đó, theo cách này, đánh giá của PVS sẽ giúp điều chỉnh và hỗ trợ cho các khoản đầu tư có mục tiêu lớn. Đến nay, Antigua, Barbuda, Belize, Bolivia, Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador, ElSalvador, Jamaica, Peru,Trinidad, Tobago, Uruguay, Venezuela và một số bang của Brasil đã áp dụng PVS để kiểm soát an toàn thực phẩm và an toàn nông nghiệp.

Xây dựng mạng lưới các nhà lãnh đạo

Chỉ khi các nhà lãnh đạo trong nước vả quốc tế điều hành và quản lý sát sao, các ngành dịch vụ mới có thể hoạt động tốt được. Lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy văn hoá an toàn thực phẩm ở châu Mỹ nhờ vai trò của họ trong việc đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan trong toàn bộ hệ thống. Các lợi ích này có được từ năng lực cạnh tranh được cải thiện và hệ thống y tế cộng đồng phát triển hơn.

Chương trình Tăng cường Năng lực lãnh đạo An toàn thực phẩm của IICA (ELFS) được thực hiện với sự hỗ trợ của Đại học Minnesota, PAHO và các đối tác trong lĩnh vực tư nhân, trang bị cho các nhà lãnh đạo trong cả khu vực công và tư những thay đổi tích cực trong quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài việc đào tạo chuyên sâu về năng lực điều hành then chốt, chương trình ELFS khuyến khích các chuyên gia thực hiện các thử thách cá nhân và nghề nghiệp thông qua việc phát triển và thực hiện các dự án quy mô nhỏ. Ngoài ra, ELFS giúp phát triển các kỹ năng quản lý dự án, thúc đẩy sự sáng tạo và củng cố cam kết của người tham gia trong thực thi các vấn đề liên quan tới quốc gia, hoặc tổ chức của họ.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm hướng dẫn từng học viên của ELFS, phát triển bồi dưỡng trình độ chuyên môn của họ, hỗ trợ thiết kế và thực hiện dự án. Chuyên gia đào tạo giúp người tham gia chương trình mở rộng tầm nhìn, năng lực và khuyến khích họ tư duy. Các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, kỹ thuật, đưa ra sự hướng dẫn và phản hồi.

Xây dựng quy định dựa vào khoa học

Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao và ngay cả những nước tiên tiến nhất cũng phải đương đầu với nhiều thách thức đến từ các bên liên quan. Những thách thức này thậm chí còn đáng lo ngại hơn ở các nước đang phát triển, nơi thiếu năng lực kỹ thuật mà thường là những rào cản chính trong thương mại. IICA làm việc với các đối tác để giải quyết những vấn đề này.

Đạo luật hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA)

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), FSMA là cải cách sâu rộng nhất về luật an toàn thực phẩm trong hơn 70 năm qua. FSMA được hoàn thiện hơn vào năm 2011 đã làm thay đổi trọng tâm của FDA từ đối phó sang ngăn chặn. Luật này cũng làm gây khó khăn nhiều hơn cho các nước và vùng lãnh thổ muốn xuất khẩu thực phẩm Mỹ. Do đó, các nước ở châu Mỹ rất quan tâm đến việc tiếp cận thị trường này.

Kể từ năm 2014, IICA đã làm việc với FDA, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA-FAS) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để nâng cao nhận thức, hỗ trợ cải thiện năng lực thực hiện thành công FSMA ở các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribe (LAC). Mục tiêu là đảm bảo các nhà xuất khẩu sang Mỹ duy trì khả năng tiếp cận thị trường bằng cách tuân thủ FSMA. Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu trái cây và rau tươi sang Mỹ có thể đáp ứng được các đièu kiện, chứng minh được miễn trừ theo một số quy định FSMA, nhưng thực tế các nhà nhập khẩu không muốn đặt mình vào tình thế rủi ro khi mua các sản phẩm nằm trong diện được miễn trừ này. Do đó, điều quan trọng là nâng cao sự hiểu biết và tuân thủ theo chuỗi sản xuất, đóng gói và phân phối thực phẩm.

Khởi đầu bằng các hội thảo trên web, MCA đã triển khai diễn đàn đối thoại về các quy định trong FSMA khi còn đang trong giai đoạn xây dựng. Các cuộc đối thoại này cung cấp cho các bên liên quan cơ hội để tìm hiểu và đặt ra các vấn đề trước khi thực hiện và đưa ra định hướng trong tương lai. Các bên liên quan trong lĩnh vực công và tư nhân cũng đã nhận được những thông tin chi tiết của các điều khoản đề xuất trong FSMA để thảo luận chi tiết hơn về những thách thức và ý nghĩa của việc thông qua luật này.

Với sự cố gắng không ngừng, IICA đã lên kế hoạch triển khai hoạt động của mình thông qua tuân thủ FSMA trong các lĩnh vực bao gồm An toàn Sản xuất, Xác minh Nhà cung cấp nước ngoài, Chứng nhận của Bên thứ ba và luật ngăn ngừa và kiểm soát thức ăn chăn nuôi.

Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế: Codex Alimentarius

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để tạo thuận lợi cho kinh doanh. Hiệp định SPS quy định các Tổ chức Nông nghiệp - Thực phẩm/ ủy ban WHO Codex là tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và vai trò của tổ chức này tại các nước đang phát triển. Việc thông qua các tiêu chuẩn Codex cho phép các nước đang phát triển được bảo vệ bằng các tiêu chuẩn khoa học mà họ không thể tự xây dựng do hạn chế về kỹ thuật và tài chính. Tuy nhiên, để có được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế vừa hữu ích vừa có thể áp dụng được đòi hỏi tất cả các nước có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng đều phải tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện.

IICA và USDA đã tham gia liên minh chiến lược lâu dài cho sự phát triển và hỗ trợ thương mại đa phương ở LAC. Vào cuối năm 2009, IICA và USDA bắt đầu thực hiện chương trình giúp các nước LAC tham gia hiệu quả hơn và áp dụng tiêu chuẩn Codex tốt hơn. Trong 7 năm qua, chương trình này đã hỗ trợ sự tham gia của hơn 250 chuyên gia kỹ thuật từ khắp Châu Mỹ thuộc 50 ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex. Các đại biểu tham dự các cuộc họp thường hội ý trước khi tham gia họp để trao đổi ý kiến, xác định các vấn đề chung và các vấn đề cần thảo luận thêm. Bằng cách này, các quốc gia ở Châu Mỹ đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với lợi ích của họ. Trong số những lợi ích đó, việc thúc đẩy các quy định khoa học nhằm đảm bảo thị trường minh bạch, có thể dự đoán triển vọng thương mại là điều quan trọng.

Tầm nhìn cho tương lai

Châu Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, ngành nông nghiệp hoạt động hiệu quả và cùng mô hình chăn nuôi hộ gia đình truyền thống khiến khu vực này trở thành một trong những vùng sản xuất và xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới. Công việc của IICA về an toàn thực phẩm sẽ được hoàn thành khi tất cả người tiêu dùng đều mong muốn tiếp cận thực phẩm lành mạnh. Đề đạt được mục tiêu này, mạng lưới các chuyên gia AHFS của IICA sẽ tiếp tục phát triển và triển khai các dự án tăng cường dịch vụ an toàn thực phẩm quốc gia, đào tạo các nhà lãnh đạo an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực kỹ thuật và đảm bảo thị trường quốc tế công bằng, minh bạch, khoa học.

Ngoài các sáng kiến liên tục, các vấn đề mới như Hiệp định Thúc đẩy Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho các quốc gia ở châu Mỹ. Tăng cường kiểm soát biên giới và giảm thời gian giao dịch có thể ảnh hường sâu sắc đến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, nếu không có sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của các bên cỏ liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm thì các biện pháp này cũng chỉ làm rộng thêm khoảng cách giữa các hệ thống an toàn thực phẩm nội địa và xuất khẩu. Sự thành công hay thất bại trong việc phát triển văn hoá an toàn thực phẩm toàn cầu dựa trên sự hợp tác hiệu quả giữa công và tư. Là một tổ chức chuyên trách trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong toàn LAC, IICA sẽ tiếp tục lãnh đạo và hỗ trợ giải quyết vấn đề này. 


ĐỒ QUYẺN
(Theo FoodSafety Magazine)
Bản tin thử nghiệm ngày nay số 3 - Tháng 01/2018


Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7044001 | Online : 692