(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ tư, 23/05/2018, 8:51 GMT+7

Tối ưu hoá An toàn thực phẩm với dây chuyền sản xuất thông minh

Các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát luôn phải cân bằng giữa việc duy trì an toàn thực phẩm và tối đa hóa năng suất.

Tuy nhiên, ngày nay, áp lực bên trong và cả bên ngoài có thể làm cho sự cân bằng đó trở nên khó khăn hơn.

Thứ nhất, áp lực từ các quy định mới và mong muốn cải thiện khả năng cạnh tranh, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát buộc phải có khả năng thu thập được thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu lớn. Thu thập dữ liệu thủ công và dựa trên hồ sơ giấy sẽ là những chiến lược không khả thi. Thay vào đó, các nhà sản xuất cần có các hoạt động thông tin an toàn và mang tính kết nối hơn.

Thứ hai, sản xuất cũng trở nên phức tạp hơn. Khi các nhà sản xuất đã mở rộng các sản phẩm và quy cách đóng gói của họ để đáp ứng sở thích tiêu dùng ngày càng đa dạng, hoạt động sản xuất của họ ngắn hơn và thường xuyên thay đổi hơn. Trong bối cảnh phức tạp này, các nhà sàn xuất vẫn phải duy trì an toàn thực phẩm.

Thứ ba, trong khi quá trình sản xuất phức tạp hơn, lực lượng lao động lại đang trải qua một sự thay đổi đang kể. Những người có kinh nghiệm nghỉ hưu, và một thế hệ công nhân trẻ hơn thay thế chổ của họ. Những lao động trẻ tuổi này không có kinh nghiệm sâu như những người tiền nhiệm của họ, do đó, họ khó có thể xác định tốt các vấn đề tiềm ẩn về an toàn thực phẩm hoạt đạt được mức chất lượng nhất quán.

Cuối cùng, việc thu hồi sản phẩm trong kỷ nguyên của truyền thông xã hội này có thể làm suy giảm lợi nhuận của một công ty cũng như danh tiếng mà họ đã gầy dựng. Ngày nay, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát phải nhanh chóng và tập trung khi tiến hành thu hồi để hạn chế chi phí và thiệt hại về thương hiệu.

Vậy làm thế nào các nhà sản xuất có thể đảm bảo an toàn thực phẩm trong bối cảnh nhiều thách thức mà vẫn tăng năng suất?  Họ có thể thực hiện được điều này bằng cách khai thác sức mạnh của dây chuyền sản xuất thông minh.

KẾT NỐI

Dây chuyên sản xuất thông minh giúp các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát giải quyết hoặc ngăn ngừa các vấn đề an toàn thực phẩm theo cách mới.

Dữ liệu với thời gian cụ thể sẽ được thu thập trong suốt quá trình sản xuất để cung cấp thông tin xác thực về thời gian và địa điểm khi cần thiết. Thông tin này có thể được chia sẻ ở tất cả các cấp của một tổ chức nhằm cải thiện chất lượng của các quyết định. Và việc số hóa các quy trình thu thập và báo cáo dữ liệu sẽ giúp cải thiện năng suất và độ chính xác của thông tin.

Tuy nhiên, để có được điều này, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát phải có đồng bộ hóa công nghệ sån xuất và Công nghệ thông tin. Họ cũng phải chấp nhận đầu tư các công nghệ hỗ trợ cho hệ thống này như điện toán đám mây và nền tảng di động.

AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG THỜI ĐẠI KỶ THUẬT SỐ

Với dây chuyên sản xuất thông minh trong một Doanh nghiệp Kết nối, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát có thể đảm bảo an toàn thực phẩm theo những cách mới và tốt hơn.

Thay vì sử dụng dữ liệu rời rạc, các nhà sản xuất có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn và lưu trữ tập trung để có đuợc thông tin tổng quan về toàn bộ quy trình sản xuất của họ. Giải pháp sử dụng các phần mềm lưu trữ đều thích hợp để thu thập số lượng lớn dữ liệu, tuy nhiên, phần mềm sản xuất thông minh (EMI) có thể cung cấp cho công nhân nguồn dữ liệu tổng hợp và thông tin cụ thể trong công việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Ví dụ: phần mềm EMI có thể sử dụng dữ liệu hiện có về các biến như tốc độ, thời điểm hiện tại và thời gian, và tích hợp chúng với dữ liệu đến từ các hệ thống khác để tạo ra thông tin xác thực liên quan đến các điểm kiểm soát quan trọng và dữ liệu CIP (hệ thống vệ sinh, tẩy rửa, sát trùng tại các nhà máy) nhằm tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng mục tiêu cải tiến liên tục và đạt được nhiều mục đích khác.

Mặt khác, hệ thống điều hành sản xuất mở rộng (MES) có thê giúp các nhà sản xuất củng cố chất lượng dựa trên các công thức chế biến cụ thể, nhu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu từ thị trường trong khi vẫn kiểm soát được chất lượng theo thời gian thực tế. Dữ liệu về quy trình sàn xuất cũng có thể được đưa vào MES để tạo ra quy trình làm việc nhất quán và đám bảo sản xuất theo đúng quy trình ngay cả khi các nguyên liệu đưa vào sản xuất khác nhau.

Hệ thống MES có thể giúp nhân viên đảm bảo rằng họ tải về đúng công thức với các thông số kỹ thuật thiết bị cho từng đợt sản xuất và in nhãn chính xác từ sản xuất đến khâu đóng gói hàng. Nhãn hiệu chính xác đặc biệt quan trọng trong viêc bảo vệ người tiêu dùng - ghi nhãn không đúng là một trong những yếu tố tiên quyết dẫn tới việc phải thu hồi lại sản phẩm theo đúng quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra.

Hệ thống MES quản lý chất lượng có thể giúp tăng cường chất lượng thực phẩm. Phần mềm có thể cảnh báo người lao động khi nào họ nên lấy mẫu hoặc những đặc điểm kỹ thuật mà họ nên đo lại. Nó cũng có thể cung cấp video hướng dẫn tích hợp, thông báo cho người vận hành khi có độ lệch (chức năng SPC) từ các giới hạn quan trọng và thu thập bất kỳ dữ liệu sản xuất cần thiết nào trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát có thể triển khai một hệ thống truy xuất theo chuỗi. Ngoài việc tuân thủ quy định, hệ thống này có thể cung cấp thêm lợi ích kinh doanh, chång hạn như khả năng thu hồi sản phẩm hiệu quả hơn và hỗ trợ các chương trình tiếp thị huớng tới khách hàng mục tiêu. Họ cũng có thể cải thiện chi phí sản xuất thông qua việc giảm thiểu chất thải trong quá trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản xuất.

Tích hợp các giải pháp tối ưu hóa sẽ giúp quản lý quy trình ngay cả khi có thay đổi và sự thay đổi này nhằm cải thiện tính đồng nhất của sản phẩm. Điều này có thể giúp ích trong các ứng dụng từ các quy trình lặp lại đơn lẻ đến các quy trình lớn có yêu cầu trình tự phức tạp.

 Thay vì thiết kế một hệ thống truy xuất tại chỗ, có thể khó duy trì trong thời gian dài, các nhà sản xuất thực phẩm nên xem xét sử dụng một hệ thống cho phép tương tác và kết nối từ máy điều hành đến đám mây. Hệ thống MES cung cấp một nền tảng đáng tin cậy để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu trong khi vẫn có thể tùy chỉnh cho các yêu cầu cụ thể của ứng dụng

Phần mềm kiểm soát dự báo mô hình (MPC) có thể giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ tùy chỉnh thiết bị và thành phần nguyên liệu. Các hệ thống MPC có nhiều đầu vào vật liệu hoặc hệ thống khác nhau có thể không phàn ứng tuyến tính và cung cấp một hoặc nhiều đầu ra.

Phần mềm MPC điều chỉnh hệ thống ngay khi nguyên liệu đuợc đưa vào sản xuất thay vì điều chỉnh dựa trên các giá trị đo được sau khi chế biến. Sản lượng sẽ đạt cao hơn nhờ hệ thống điều chỉnh các giá trị mục tiêu gần với giới hạn công thức.

Cuối cùng, các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát không nên đánh giá thấp vai trò của máy phân tích trong an toàn thực phẩm. Phần mềm phân tích mở rộng có thể được triển khai khi cần nguồn dữ liệu và thiết bị theo dõi để đảm bảo các máy móc thiết bị hoạt động đúng kỹ thuật. Các nhà sản xuất sau đó có thể sử dụng thông tin này để phòng ngừa và giải quyết các vấn đề trục trặc của máy tính trước khi chúng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

YẾU TỐ BẢO MẬT

Vì các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát kiểm soát chất lượng thực phẩm trực tuyến, họ cũng phải có một chương trình an ninh công nghiệp vững chắc.

Bảo mật không đảm bảo luôn là mối đe doạ lớn. Thay vào đó, phương pháp đảm bảo an ninh và bảo vệ an toàn nhiều lớp nên được triển khai khi mở rộng quá trình sản xuất.

Thiết lập hàng rào phòng vệ chống lại tất cả các mối đe doạ bằng cách triển khai các biện pháp an ninh ở sáu cấp độ: con người, mạng, máy tính, ứng dụng, thiết bị và chính sách. Chiến lược bảo mật của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ chính mà mọi nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát cần phải xem xét bao gồm mã hoá dữ liệu, phần mềm phát hiện dị thường, bảo độ xác thực, phần mềm quản lý vá lỗi tự động và phần mềm kế toán.

TẠI SAO PHẢI ĐỢI CHỜ

Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm đang ngày càng cấp bách. Quan trọng nhất, chúng có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Nhìn từ góc độ kinh doanh, vấn đề an toàn thực phẩm có thể làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động sản xuất, gây tổn hại đến danh tiếng thương hiệu và gây tổn thất tài chính doanh nghiệp.

Để tránh bị đe doạ các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống nên tận dụng các lợi ích của “Doanh nghiệp Kết nối” để quản lý tốt hơn những thách thức hiện nay và bảo vệ tính toàn vẹn của mọi sản phẩm.

Hoàng Nam
(Theo Food Quality & Safety)
Bản tin thử nghiệm ngày nay số 3 - Tháng 01/2018



Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7042950 | Online : 307