(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ ba, 18/09/2018, 15:38 GMT+7

“Nói không” với túi nilon

Tại sao sau 80 năm nilon làm thay đổi thế giới, ngay lúc này, chúng ta cần phải hạn chế sử dụng nilon và tiến tới “nói không” với túi nilon?

1.    Từ phát minh làm thay đổi thế giới

Cách đây 80 năm (ngày 27/10/1938), nilon - phát minh làm thay đổi thế giới - được DuPont đưa vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.

Nilon là một hợp chất cao phân tử - một loại chất dẻo với những phân tử nặng, siêu dài hợp thành bởi những thành tố nguyên tử tuần hoàn liên tục, được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers, một nhà phát minh người Mỹ - người có hơn 100 bằng phát minh và là tác giả của hơn 50 tài liệu kỹ thuật được phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Carothers đã không được thấy những phát minh khoa học của mình góp phần vào nền văn minh thế giới như thế nào. Ông tự vẫn vào năm 1937, trước khi nó được đưa vào sản xuất.

Ngày 27/10/1938, DuPont, Giám đốc Sở Hoá học của Công ty Hóa học DuPont đã đưa nilon vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Hai năm sau, năm 1940, vật liệu mới này đã tạo ra một làn sóng đáng kinh ngạc khi những đôi tất da chân bằng nilon được bày bán với lượng tiêu thụ lên tới con số 5 triệu đôi trong một ngày.

Và cho đến ngày hôm nay thì nilon đã làm thay đổi thế giới. Với ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nên từ lúc ra đời cho đến nay, loại vật liệu này đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng...

Thế nhưng, không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.

2.    Đến hiểm hoạ gây ra cho sức khỏe con người - thủ phạm túi nilon

Gây ung thư

Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).

Hóa chất có trong túi nilon làm lỗi nhiễm sắc thể

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.

Theo thời gian các hóa chất trong túi nilon sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố.

Đối với trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilon có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức.

Chất BPA trong nilon làm chậm phát triển não bộ

Nghiên cứu của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy đựng thực phẩm trong túi nilon hay túi nhựa nói chung đều có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe khi xét về thành phần hóa chất tạo nên: BPAvà DEHP. BPAcó liên quan đến bệnh béo phì và khiến vòng eo lớn hơn ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA còn tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.

Hóa chất có trong túi nilón làm lỗi nhiễm sắc thể

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm. Theo thời gian các hóa chất trong túi ni lông sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đỗi nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilon có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức...

Có hại cho phổi và ung thư nếu đốt cháy

Khi đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilón chứa 2 chất PE và pp, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc. 


3.    Và tác hại của túi nilón đối với môi trường

Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước

Theo nghiên cứu, phải mất từ 500 -1000 năm thì túi nilon mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Và nếu với cứ đà sản xuất và sử dụng túi nilon như hiện nay thì sẽ đến một ngày trái đất của chúng ta sẽ ngập trong túi nilon.

Túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đỗi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Đem lại nguy hiểm đối với đời sống tự nhiên

Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi nylon là thức ăn và điều đó cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là ở các khu vực gần biển, túi nylon dễ dàng khiến các sinh vật dưới nước và các loài chim biển mắc lừa ăn phải và cái chết rất nhanh sẽ ập đến với những sinh vật tội nghiệp.

Gây ô nhiễm môi trường và xấu cảnh quan

Việc túi nilon chất thành núi tại những bãi rác, trôi lập lờ phủ kín cả một góc hồ, kênh mương hay bay vãi khắp nơi là điều không hiếm gặp. Những điều đó khiến môi trường bị ô nhiếm nặng nề rất mất mỹ quan. 


4.    Hạn chế sử dụng, tiến tới “nói không” với túi nilón

Túi nilon tuy có tiện lợi khi sử dụng nhưng tác hại của nó thì lại quá sức khủng khiếp. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, và bảo vệ hành tinh tươi đẹp này hãy loại bỏ túi nilon ngay lúc này. Thay vào đó, hãy sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải không dệt.

Ban lệnh cấm sử dụng túi nìlon và đánh thuế cao với mặt hàng túi nilon

Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch...

Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi nilon. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi nilón đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Đây là biện pháp mà Trung Quốc tin rằng cần thiết để giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm nguồn tài nguyên.

Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi nilon và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3-2002, giảm được tới 90%.

Nhiều thành phố trên thế giới đã cấm sử dụng túi nilon, trong đó ở một số nước, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nilon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách.

Ireland là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nilon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nilon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent (khoảng 4.400 đồng), khiến số lượng túi nilon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng. Trước đó, khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nilon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày. Mức phí này giờ đã tăng lên mức 22 euro-cent.

Trong khi đó, San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng lớn. Những cửa hàng này dùng túi phân hủy, thường được làm từ phụ phẩm của ngô.

Bangladesh từ tháng 3/2002 đã cấm dùng túi nilon ở thủ đô Dhaka, khi thấy rằng túi nilon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998.

Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nilon siêu mỏng từ tháng 5/2003. Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand ($13.800) hoặc 10 năm tù giam. Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày, dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Một số nước khác ở châu Phi gồm Zanzibar, Kenya và Uganda cũng cấm sử dụng túi nilon từ năm 2006, 2007 vì loại túi này gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến ngành du lịch.

Đặc biệt năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi nilon là bất hợp pháp. Điều luật được ban hành khi cả quốc gia Kenya đang sử dụng 24 triệu chiếc túi nilon 1 tháng. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD. Đạo luật này mới được công bố vào ngày 28/8/2017 và Kenya đã gia nhập nhóm các quốc gia có luật cấm dùng túi nhựa tại châu Phi, gồm Cameroon, Guinea-Bissau, Mali, Tanzania, Uganda, Ethiopia, Malawi và Mauritania.

Trên thực tế, có khoảng 40 quốc gia trên thế giới có luật cấm sử dụng túi nhựa. Chỉ có điều, lệnh cấm của Kenya ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, trong khi các nước khác vốn chỉ dừng ở mức răn đe và khuyên nhủ.

Ấn Độ từ tháng 8/2003 cấm sản xuất, bán và sử dụng túi nilon ở bang phía bắc Himachal Pradesh vì nó gây lũ lụt và khiến nhiều con bò bị chết do nuốt phải. Lệnh cấm tương tự cũng được áp dụng ở Mumbai, bang Maharashtra, Sikkim, Goa, Kerala và Karnatak từ tháng 9/2005 vì túi nilon làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh trong mùa mưa, gây lũ lụt và lở đất nghiêm trọng.

Tại châu Âu, chính phủ nhiều quốc gia như Lux¬embourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi nilon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.

Ở Đức, Đan Mạch và Thụy Sĩ, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nilon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách. Mỗi người châu Âu sử dụng tới 500 túi nilon/năm và hàng tấn rác nhựa bị thải ra biển. Chỉ tính riêng năm 2008, Châu Âu sản xuất 3,4 triệu tấn túi nilon, tương đương trọng lượng của 2 triệu chiếc xe hơi.

Yêu cầu người mua phải trả tiền túi nilon, tạo nguồn tài chính cải tạo môi trường

Ngoài ra, các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, dẫn đầu là các nước châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp..., đang thực hiện việc thay thế túi nilon thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy. Một số nước thuộc EU đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử dụng chúng, họ phải trả tiền thuế.

NAM VŨ
(Tổng hợp)
Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay số 07 tháng 05/2018



Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7087641 | Online : 154