(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ sáu, 21/09/2018, 15:45 GMT+7

Hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại trong phòng thử nghiệm

Trích trong cuốn “Sổ tay Hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại trong phòng thử nghiệm” thuộc Chương trình Quản lý chất thải nguy hại phòng thử nghiệm quận King - Washington - Hoa Kỳ.

Ấn phẩm đầu tiên của sổ tay hướng dẫn quản lý này được xuất bản năm 1994, do các Phòng Tài nguyên nước và đất đai quận King, LHWMP, Liên minh Phòng thử nghiệm Tây bắc, Công nghệ Sinh học Washington, Hiệp hội y sinh. Baz Stevens thuộc Phòng Xử lý chất thải công nghiệp của quận King (trước đây là đô thị Seattle) là tác giả biên soạn.

Hướng dẫn quản lý này là một phần của chương trình toàn diện nhằm giảm thiểu lượng chất thải nguy hại do các doanh nghiệp thải ra kim loại và các chất hóa học không đúng cách, gây ô nhiễm cho nước và đất.

Gần đây, có những thay đổi trong bản sửa đổi năm 2014 là những quy định xử lý của Tiểu bang Washington theo hướng dẫn nguồn ô nhiễm phát sinh. Các khuyến cáo thực hành đưa ra trong hướng dẫn này sẽ giúp các phòng thử nghiệm phân tích, y học, giảng dạy và công nghệ sinh học có thể quản lý đúng cách chất thải nguy hại và giảm thiểu sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.

Hướng dẫn này cũng giúp các doanh nghiệp và cơ quan quản lý quận King quyết định xem liệu chất thải của họ có thể được chấp nhận để xả thải vào môi trường hay không? Để hiểu rõ hơn, xin mời xem các liên hệ liệt kê trong phần các thông tin thêm của báo cáo này. Mặc dù hướng dẫn cụ thể này là quy định riêng của quận King nhưng nhiều đề xuất có thể áp dụng cho các phòng thử nghiệm ở bất kỳ nơi nào tại Hoa Kỳ.

Những hướng dẫn này được xây dựng với giả định rằng, các chất thải phát sinh từ các hoạt động liên tục với quy mô nhỏ, bắt nguồn từ các phòng thử nghiệm trong quá trình đào tạo của nhà nước hoặc tư nhân. Liên hệ với công ty thoát nước tại địa phương với các câu hỏi về nguy cơ về nồng độ và khối lượng chất thải nguy hại.

Các hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ quan của quận King trong việc xác định, họ có được xả thải vào môi trường hay không.

1.    Quản lý cơ sở

1.1.    Bảo vệ hệ thống xả thải

Chất thải lỏng thải vào hệ thống xả thải, chảy đến các cơ sở xử lý nước thải có khả năng hạn chế, loại bỏ các chất gây ô nhiễm hóa học.

Nước mưa và các loại nước khác xả vào cống thoát nước mưa thường chảy trực tiếp đến các sông lạch dẫn đến Puget Sound mà không cần xử lý. Điều quan trọng là phải bảo vệ hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước từ hóa chất và các chất gây ô nhiễm khác. Do đó, hành động quản lý tốt nhất trong hướng dẫn này nhằm mục đích “bảo vệ hệ thống thoát nước” hoặc bảo vệ chất lượng nước.

Một số cơ sở thương mại tại King County tiếp tục xả ra các hệ thống tự hoại tại chỗ. Không có chất thải phòng thử nghiệm có thể được thải ra bể tự hoại. Đề xuất các phương pháp quản lý tốt nhất để bảo trì và vận hành các hệ thống tự hoại tại chỗ có thể tìm thấy tại:

www.lhwmp.org/home/publications/publications_detail.aspx?DodD=kiricUGmzcs%3d.

Giảm nguy cơ xả các hóa chất ngẫu nhiên vào bồn rửa và cống thoát nước, thông qua việc sử dụng kỹ thuật phòng chống tràn và rò rỉ. Ống thoát nước đặt dưới sàn nhà tại các khu vực có hóa chất được sử dụng hoặc lưu giữ. Cất giữ các thùng chứa hóa chất và bình axit trong các bồn chứa thứ cấp nhằm ngăn ngừa sự cố tràn ra các cống.

Rất khó bảo vệ khỏi sự cố tràn và rò rỉ trong bồn rửa thoát nước ở các tủ hút đang được sử dụng. Bởi vì các cống thoát nước này ít khi được sử dụng, các chất lỏng tràn ra không ai để ý có thể vẫn đọng lại và phản ứng với các hóa chất không tương thích được đổ ra sau đó.

Việc lắp đặt đường ống thủy tinh dưới các cống này tạo điều kiện kiểm tra định kỳ ống thoát nước để xác định xem liệu hóa chất có đi vào cống không và có được chú ý hay không? Sau khi kiểm tra, xả bồn rửa dụng cụ bằng nước, tránh khí thoát ra từ một ống thoát khô nước.

Phải sẵn sàng các loại vật tư để làm sạch sự cố tràn. Những vật tư này có thể bao gồm các chất hấp thụ, nắp cống, chất trung hòa axit và bazơ, kính bảo hộ, găng tay, mặt nạ với hộp mực hóa học cụ thể và các thùng chứa rác thải. Phải đảm bảo rằng, các vật liệu làm sạch, bản sao của kế hoạch ứng phó khẩn cấp và số điện thoại khẩn cấp luôn sẵn sàng. Huấn luyện nhân viên và những người sẽ làm sạch sự cố tràn hóa chất theo tiêu chuẩn phản ứng nhanh của Washington (WAC 296-824).

1.2.    Vòi hoa sen an toàn

Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI/ISEA Z358.1-2009) khuyến cáo, nên lắp đặt hệ thống thoát nước sàn cho các vòi hoa sen an toàn. Không cất giữ hóa chất gần các cống này hoặc các cống thoát nước sàn khác. Ngăn chặn các hóa chất tràn ra khỏi vòi hoa sen an toàn bằng cách che hoặc đậy nắp cống khi không sử dụng hoặc bằng cách lắp đặt một nắp cống tạm thời tự động mở ra khi vòi hoa sen an toàn được bật. Hoạt động đòn bẩy kích hoạt vòi hoa sen có thể được liên kết với một đòn bẩy khác để nâng nắp cống. Xem phần “Quản lý tràn”, để biết thông tin về ngăn ngừa các hóa chất tràn.

Có cho phép một cá nhân rửa sạch các chất gây ô nhiễm khỏi người trong khi sử dụng một vòi sen an toàn an toàn tại một cống thoát nước không? Khi hóa chất độc hại dính vào một nhân viên, ưu tiên hàng đầu là loại bỏ chất gây ô nhiễm ra khỏi người đó. Cần thực hiện các bước để hạn chế lượng hóa chất độc hại xâm nhập vào sàn chỉ khi điều này không ảnh hưởng đến phản ứng tức thì.

Nếu hóa chất độc hại tràn ra sàn nhà, hãy thông báo cho cơ quan thoát nước địa phương càng sớm càng tốt. Ghi số điện thoại của cơ quan thoát nước địa phương gần vòi hoa sen an toàn. Kiểm tra trong phần “Dịch vụ cộng đồng” trong danh bạ điện thoại của bạn để biết số điện thoại này và tìm các từ “Hệ thống thoát nước” hoặc “Nước thải” dưới tên thành phố hoặc quận của bạn. Xem “Khu vực hệ thống thoát nước địa phương”, để biết danh sách các khu vực thoát nước và liên kết đến các trang web của họ.

1.3.    Lưu giữ hóa chất

Các phòng thử nghiệm thường sử dụng nhiều loại chất độc hại khác nhau, các chất ăn mòn, dễ phản ứng và dễ cháy. Nếu chúng được lưu giữ gần nhau trong các bao bì dễ vỡ hoặc có nguy cơ vỡ, tràn dễ phát tán ra môi trường. Việc lưu giữ hóa chất đúng cách đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp xử lý và lưu giữ thận trọng và xây dựng hạ tầng phòng thử nghiệm tốt.

Các yêu cầu của một khu vực lưu giữ hóa chất an toàn và hiệu quả như sau:

Các kệ tủ hóa chất để hóa chất phải thiết kế những khoảng trống giữa các tầng đủ rộng để có thể dịch chuyển và đặt lại loại bao bì thùng chứa lớn nhất mà không bị lật. Vì bao bì, thùng chứa bị lật khi đặt lại chúng vào giá đỡ, kệ tủ hoặc tủ lạnh có thể làm cho các hóa chất nhỏ giọt hoặc rò rỉ. Đồ chứa thứ cấp làm bằng vật liệu thích hợp với các hóa chất được lưu giữ trên các kệ và gần cống thoát nước.

Các chất lỏng dễ cháy, các axit vô cơ đậm đặc và các chất bazơ lỏng ăn da phải bảo quản trong tủ chống ăn mòn riêng. Đóng và chốt cửa các tủ lưu giữ hóa chất. Neo giữ các tủ chứa vật liệu nguy hiểm này vào tường. Xem bộ luật phòng cháy chữa cháy quốc tế chương 34, mục 3404.3.2.1 về các yêu cầu tủ cho chất lỏng dễ cháy và chương 27, bảng 2703.1.1 (1) về khối lượng lưu giữ vật liệu nguy hại được phép.

Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp liên quan đến lưu giữ hóa chất:

•    Đặt bình chữa cháy gần các địa điểm nơi hóa chất được lưu giữ hoặc sử dụng và đào tạo nhân viên vận hành chúng. Phải có bình chữa cháy phù hợp với cấp độ nguy hiểm của chất hóa học hiện có (ABC cho hầu hết các hóa chất, D cho kim loại).

•    Có một bộ xử lý tràn và đào tạo nhân viên có cấp độ phù hợp với tiêu chuẩn phản ứng nhanh (WAC 296-824.)

•    Có sẵn thiết bị truyền thông như điện thoại hoặc bộ đàm trong phòng hoặc khu vực.

•    Khu vực chung liên quan có sự khác biệt giữa các khu vực lưu giữ chất thải và các vùng tích tụ.

•    EPA trả lời các câu hỏi thông thường về vùng tích tụ tích chất thải nguy hại tại:

www.epa.gov/osw/hazard/generation/labwaste/memo-saa.htm.

•    Để biết thêm thông tin về các yêu cầu thu gom chất thải nguy hại, xin mời truy cập:

http://apps.leg.wa.gov/wac/default.aspx-?cite=173-303-200.

1.4.    Lưu giữ và xử lý hóa chất

•    Giảm nguy cơ vỡ chai, bình đựng hóa chất. Nên đặt các axit đậm đặc và các dung môi dễ cháy trong các chai tráng nhựa khi có thể. Các bao bì chứa nhỏ bền hơn và ít có khả năng vỡ hơn các bao bì chứa lớn. Sử dụng các lớp lót cao su hay chai nhựa hoặc bọc chai lại khi vận chuyển đồ chứa bằng thủy tinh.

•    Giữ các thùng chứa bịt kín với nắp đậy vừa khít khi không sử dụng để các chất không thể bay hơi hoặc thoát ra ngoài.

•    Sau khi sử dụng, trước khi rời khỏi nơi làm việc vào cuối ngày phải trả lại hóa chất về vị trí thích hợp.

•    Dán nhãn đúng cách, ghi tên và các mối nguy hiểm chính của các hóa chất. Việc ghi nhãn không bắt buộc đối với các thùng chứa xách tay lấy hóa chất độc hại từ các thùng chứa đã có nhãn nếu hóa chất được sử dụng và kiểm soát bởi cùng một nhân viên thực hiện chuyển giao trong cùng một ca làm việc.

•    Nguyên tắc chung là tránh cất giữ các chai lọ chứa hóa chất trong tủ hút khí độc. Vì chúng có thể cản trở luồng không khí lưu thông, làm ngột ngạt không gian làm việc và có khả năng tràn vào cống thoát nước.

•    Tránh lưu giữ hóa chất dưới bồn rửa. Hơi ẩm có thể khiến nhãn bị hư hỏng và các vật tư vệ sinh không tương thích có thể được đặt ở đó một cách vô tình.

•    Không cất giữ các chất lỏng dễ cháy trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong nhà. Chỉ sử dụng thiết bị “An toàn phòng thử nghiệm” với bộ điều nhiệt bên ngoài, rã đông bằng tay, vv...

1.5.    Các hóa chất không tương thích

Các hóa chất không tương thích có thể phản ứng, sinh ra các khí độc hoặc dễ cháy, nổ hoặc tự bốc cháy. Phân loại và lưu giữ hóa chất theo mức độ nguy hiểm để giảm thiểu nguy cơ phản ứng giữa các hóa chất không tương thích và dán nhãn khoang bảo quản và tủ lưu giữ về cấp độ nguy hiểm của vật liệu được lưu giữ. Tờ dữ liệu an toàn (SDS) nên có sẵn cho tất cả hóa chất tại chỗ. Xem xét dữ liệu để biết thông tin về sự không tương thích. Sau đây là một phần danh mục các hóa chất không tương thích phổ biến có thể phản ứng với nhau:

Các chất ăn mòn

Nhiều axit có thể rất nguy hiểm ngoài khả năng ăn mòn. Do đó, cần đặc biệt chú ý về vị trí lưu giữ axit để tránh sự không tương thích.

•    Lưu giữ các axit và bazơ đậm đặc riêng biệt trong các bao bì bằng vật liệu chống ăn mòn. Tách riêng các axit hữu cơ khỏi các axit có tính oxy hóa, chẳng hạn như axit sulfuric, axit nitric và axit perchloric. Axit axetic và các axit hữu cơ dễ cháy khác nên được lưu giữ với các chất lỏng dễ cháy.

•    Axít sulfuric đậm đặc là một axit khan nước và có thể gây ra phản ứng giải phóng khí clo khi tiếp xúc với axit clohydric và khí flo khi tiếp xúc với axit hydrofluoric. Cả khí clo và khí flo đều có độc tính cao.

•    Axit flohydric có tính độc hại cao, nó dễ dàng hòa tan thủy tinh và nhanh chóng được hấp thu qua da khi tiếp xúc. Những đặc tính có một không hai này tạo ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe trong quá trình lưu giữ và xử lý. Phải xây dựng quy trình đặc biệt để ngăn ngừa sự phơi nhiễm bất ngờ và cần có sự chuẩn bị ứng phó nhanh khi axit hydrofluoric bị thoát ra.

Các hóa chất ô xy hóa

Các chất oxy hóa là những vật liệu có thể tạo ra oxy dễ dàng để kích thích quá trình đốt cháy chất hữu cơ. Khi chất oxy hóa tiếp xúc với chất lỏng hữu cơ, chúng có thể đốt cháy nhiên liệu.

Các tác nhân oxy hóa điển hình trong các phòng thử nghiệm bao gồm cromat và dicromat, halogen và các tác nhân halogen hóa, peroxit và peroxit hữu cơ, axit nitric và nitrat, axit perchloric, clo và perchlo- rat, permanganat và persulfat.

•    Lưu giữ các kiềm, azit, nitrit, các hợp chất hữu cơ (kể cả axit hữu cơ đậm đặc), kim loại dạng bột và than hoạt tính cách xa khỏi các chất oxy hóa.

•    Tránh để các chất oxy hóa và các vật liệu dễ cháy phổ biến như giấy, bìa cứng, vải và gỗ tiếp xúc với nhau.

Nước - Các hợp chất phản ứng

Các hợp chất dễ phản ứng với nước bao gồm các kim loại kiềm như lithium, kali và natri, natri borohydride, cacbua canxi và natri peroxit. Danh mục mô tả các hợp chất dễ phản ứng với nước phổ biến hơn có thể được tìm thấy tại trang web của Đại học Georgia:

www.esd.uga.edu/chem/pub/waterreactivemat.pdf.

Trong quá trình lưu giữ và sử dụng nên tách riêng các chất có chứa nước như axit và cồn ra khỏi nhau.

•    Lưu giữ các hợp chất dễ phản ứng với nước cách xa các dung dịch nước, axit vô cơ, dung dịch kiềm và rượu. Mặc dù một số hệ thống lưu giữ hóa chất khuyến nghị các chất rắn dễ phản ứng với nước được lưu giữ trong tủ lưu giữ dễ cháy, điều này sẽ không an toàn vì các tủ này thường chứa các chai lọ dựng dung dịch rượu.

•    Đặt bình chữa cháy loại D gần nơi lưu giữ và sử dụng những hợp chất này.

•    Lưu giữ các hợp chất này tại các địa điểm được bảo vệ gần vòi phun nước tự động.

•    Kim loại kiềm nên được bảo quản ở những nơi có độ ẩm thấp và ngăn ngừa tiếp xúc với ôxy. Với lithium phải bảo quản để ngăn chặn tiếp xúc với khí nitơ.

•    Chỉ để khối lượng vật liệu dễ phản ứng nước cần thiết đủ để thực hiện công việc. Các vật liệu dự phòng cần được bảo quản trong các bao bì thích hợp và ở vị trí thích hợp.

•    Bao bì nên được dán nhãn với các thông tin của các chất chứa trong đó, các tính chất nguy hiểm và loại dầu hoặc khí được sử dụng để làm trơ kim loại. Hơn nữa, các bao bì này nên được lưu giữ riêng lẻ hoặc theo cách có thể kiểm tra trực quan về tính toàn vẹn của bao bì.

•    Các khu vực lưu giữ không được có các chất dễ cháy và các nguồn gây cháy.

•    Phần kho dành riêng cho khu vực lưu giữ kim loại kiềm không được trang bị vòi phun nước tự động. Không để kim loại kiềm gần các nguồn nước (ví dụ: vòi sen, bồn rửa).

•    Khu vực lưu giữ kim loại kiềm phải được dán nhãn nổi bật.

1.6.    Thùng chứa chất thải trong tủ hút khí độc

Trong một số trường hợp, các dụng cụ chứa hóa chất trong tủ hút khí độc sử dụng như một nơi tồn lưu cho các chất thải phát sinh từ các thiết bị. Những “đồ chứa làm việc “ là các đồ chứa chất thải nhỏ (ví dụ, hai gallon hoặc ít hơn), được quản lý dưới sự kiểm soát của nhân viên trực tiếp dùng tại bàn thí nghiệm hoặc nơi làm việc và đổ vào các đồ chứa “vệ tinh” được đặt tại các vị trí hoặc gần điểm tạo thành chất thải vào cuối mỗi ca làm việc. Các hướng dẫn sau đây, do EPA thiết lập vùng I phối hợp với Cục Bảo vệ môi trường Massachusetts, cung cấp các thông số sử dụng các đồ chứa trong các tủ hút khí độc đúng cách.

Các dụng cụ chứa phải:

•    Đóng kín khi không sử dụng. Các dụng cụ chứa trên bàn thí nghiệm hoặc trong tủ hút nên được coi là đang sử dụng theo ca làm việc khi chúng được đổ đầy, nhưng cần được che đậy khi không sử dụng.

•    Được quản lý theo cách để ngăn chặn sự cố tràn và giảm thiểu sự thoát hơi. Chuyển các chất thải loại từ các dụng cụ chứa vệ tinh sang các thùng lớn hơn hoặc đổ đầy ở cuối ca làm việc.

•    Đánh dấu và dán nhãn “chất thải nguy hại” cùng với mô tả tính chất và sự nguy hiểm của chất thải đó.

•    Được đặt ở vị trí trên bề mặt không thấm nước.

•    Được đặt ở vị trí tại hoặc gần điểm tạo thành chất thải.

•    Dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhân viên chịu trách nhiệm về quá trình tạo thành chất thải được thu thập trong (các) dụng cụ chứa chất thải.

2.    Quản lý tràn hoá chất

Kế hoạch quản lý tràn phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của cơ sở và sự đa dạng và nguy hại của các hóa chất được sử dụng trong phòng thử nghiệm. Các ví dụ điển hình về kế hoạch quản lý tràn có sẵn trên các trang web của một số chương trình an toàn và sức khỏe môi trường của trường đại học. Một số điểm chính sẽ là một phần của mỗi quy trình phản ứng tràn của phòng thử nghiệm:

•    Phân biệt giữa sự cố tràn hóa chất lớn (không kiểm soát được) và sự cố tràn hóa chất nhỏ (ngẫu nhiên).

•    Sự cố tràn ngẫu nhiên - Tràn có thể được kiểm soát an toàn tại thời điểm tràn và không có khả năng trở thành sự cố tràn không kiểm soát được. Yêu cầu hành động phản ứng có giới hạn.

•    Sự rò rỉ không kiểm soát được - Sự rò rỉ có thể tạo ra các nguy cơ về an toàn và sức khỏe đáng kể. Bao gồm rò rỉ với số lượng lớn, rò rỉ với số lượng nhỏ có độc tính cao hoặc phơi nhiễm trong không khí có thể vượt quá giới hạn phơi nhiễm cho phép nếu nhân viên không được đào tạo hoặc trang bị đầy đủ để tự bảo vệ mình.

•    Chuẩn bị cho sự cố tràn lớn bằng cách làm việc với những người ứng cứu nhanh tại địa phương để xây dựng một kế hoạch thông báo và sơ tán. Tại một số cơ sở, phản ứng ban đầu đối với sự cố tràn lớn có thể do đội phản ứng nhanh được đào tạo của cơ sở. Tại nhiều phòng thử nghiệm khác, những sự cố tràn này có thể vượt quá khả năng xử lý của nhân viên. Sự cố tràn nhỏ thường nhanh tại cơ sở.

•    Chỉ làm sạch các vệt tràn nhỏ khi bạn có thể xác định được đó là hóa chất gì và nhận diện được các nguy cơ tiềm ẩn của nó. Bạn nên đeo thiết bị bảo hộ và trang bị bộ dụng cụ xử lý chống tràn thích hợp.

•    Cần huấn luyện ứng phó với phản ứng tràn một cách cẩn thận để phân biệt giữa sự cố tràn lớn và nhỏ giữa các hóa chất tương tự với các mối nguy khác nhau. Nhiều nhân viên phòng thử nghiệm có thể dễ dàng làm sạch 500 ml dung dịch natri hydroxit 25% khi bị tràn ra. Rất ít nhân viên phòng thử nghiệm có thể dọn sạch một cách tương tự chất amoni hydroxit bị tràn. Cả hai đều là các chất ăn mòn, nhưng hơi của amoni hydroxit kích thích mạnh tạo ra một mối nguy hiểm khôn lường.

•    Các phòng thử nghiệm nhỏ, chẳng hạn như phòng thử nghiệm khoa học của trường trung học, nên có bộ dụng cụ xử lý tràn đơn giản, dễ sử dụng. Bộ dụng cụ này nên bao gồm axit xitric để xử lý các sự cố tràn các chất lỏng, natri cacbonat để xử lý các sự cố tràn do axit và chất thấm dạng hạt cho các dung môi hữu cơ. Cát đôi khi cũng được áp dụng để tăng lực kéo trong sự cố tràn của các hợp chất trơn như axit sulfuric và natri hydroxit. Hãy liên lạc với cơ quan thoát nước địa phương để biết cách thức và thời điểm họ cần được thông báo về sự cố tràn vào cống thoát nước.

3.    Quản lý hoá chất nguy hại tại chỗ

3.1.    Hóa chất tiềm ẩn cháy nổ

Một số loại hóa chất có thể trở nên dễ nổ khi chúng phản ứng với các hợp chất khác hoặc có thể trở nên không ổn định trong quá trình lưu giữ. Chúng bao gồm các dung môi peroxidizable, các hợp chất hữu cơ có khả năng gây nổ, trinitro- hữu cơ và kali nguyên tố. Câu hỏi đặt ra là bạn có cần những hợp chất này trong cơ sở của bạn hay không.

Các hợp chất axit vô cơ, như natri axit, có thể phản ứng với kim loại và muối để tạo ra các tinh thể azide kim loại nổ. Ví dụ, khi dung dịch azide được đổ xuống cống, dung dịch pha loãng có thể phản ứng với chì hàn và ống đồng để tạo ra muối chì hoặc đồng azide dễ cháy nổ.

•    Nếu bạn phải sử dụng các dung dịch azide, thay thế các ống kim loại bằng các vật liệu ống dẫn PVC hoặc vật liệu phi kim loại.

•    Nếu các dung dịch natri axit đã được thải ra các cống thoát nước có ống kim loại hoặc hàn chì, bạn phải nghĩ đến các đường ống của bạn có thể bị nhiễm muối axit kim loại. Hãy liên lạc Đường dây Chất thải Doanh nghiệp theo số 206-263-8899 hoặc Ecology theo số 425-649-7000 để được hỗ trợ trong việc xác định các quy trình xử lý thích hợp.

3.2.    Ether và các hóa chất tạo thành Peroxide khác

Một số ether đặc biệt dễ tạo peroxit. Peroxit được hình thành khi oxy phản ứng với ether: R-O-R là ether; R-O-O-R là peroxide. Liên kết Oxy-oxy(-O-O-) làm cho ether không ổn định. Nói chung, chuỗi hydrocacbon càng lớn (R), ether càng dễ tạo thành peroxit. Ethyl ether và ether isopropyl có thể phản ứng với không khí hình thành các tinh thể peroxide dễ nổ. Các dung môi khác như tetrahydrofuran và dioxan cũng có thể tạo ra peroxit.

Peroxit có thể nổ khi bị làm nóng do ma sát hoặc va chạm. Không làm rung hoặc mở các thùng chứa vì trong đó peroxit có thể đã được tạo ra. Vất bỏ bất kỳ vật chứa nào chứa hợp chất peroxit tạo thành một năm sau ngày nó được mở ra. Gắn nhãn các vùng chứa này bằng các từ “NGÀY ĐÃ MỜ” nhằm ngăn ngừa sự hình thành peroxit:

•    Tránh sử dụng các chất peroxide tạo ra nếu có thể.

•    Mua ether được bổ sung butylhydroxytoluene (BHT) hoặc ethanol như một chất chống oxy hóa.

•    Dán nhãn các thùng chứa ether cùng với ngày mở thùng.

•    Mua ether với các đơn vị đóng gói nhỏ đủ để sử dụng trong vòng sáu tháng.

•    Kiểm tra các SDS của dung môi đang sử dụng để xem liệu có khả năng tạo thành peroxit hay không?

•    Kali nguyên tố là một chất peroxit thường được sử dụng trong các phòng thử nghiệm của trường học để chứng minh các đặc tính của kim loại kiềm thổ. Kali là kim loại kiềm thổ phản ứng rất mạnh với nước trong không khí để bắt đầu quá trình peroxit hóa. Quá trình này có thể được quan sát bằng những thay đổi vật lý về màu sắc của kali. Ban đầu là màu bạc xỉn, kali sẽ oxy hóa và tạo thành các tinh thể màu trắng trên bề mặt của nó. Khi các tinh thể này dần chuyển sang màu vàng, cam, đỏ và tím, quá trình peroxid hóa tiếp tục và hợp chất này càng tăng nguy cơ nổ khi thực nghiệm. [Blair, 2000]

3.3    Picrates kim loại và axit picric

Các hợp chất picrate kim loại và axit picric có thể trở thành một loại bột khô nguy hiểm và không ổn định. Axit picric ở thể khô và tạo thành các tinh thể picrate nổ khi tiếp xúc với không khí, ngay cả với một lượng kim loại tối thiểu. Để ngăn chặn sự hình thành của các tinh thể picrate dễ nổ, cần phải:

-    Luôn giữ axit picric ướt hoặc trong dung dịch

•    Tránh tiếp xúc giữa axit picric với kim loại. Các muối picrate kim loại dễ bị nỗ khi bị ma sát hoặc va chạm mạnh.

•    Không bao giờ mua hoặc lưu giữ axit picric trong các thùng chứa có nắp kim loại.

•    Tránh xả dung dịch axit picric xuống các đường thoát nước ở nồng độ trên 0,01 phần trăm và dưới giới hạn pH thấp hơn của công trình kỹ thuật thoát nước tại địa phương.

-    Loại bỏ các dung dịch axit picric đậm đặc hơn như là các chất thải nguy hại. Nếu các dung dịch axit picric được xả ra đường thoát nước có ống bằng kim loại hoặc khớp nối hàn, giả sử đường ống bị nhiễm các muối picrate kim loại nổ. Hãy liên hệ đường dây Chất thải Doanh nghiệp theo số 206-263-8899 hoặc Ecology theo số 425-649-7000 để được trợ giúp, đưa ra các quy trình xử lý thích hợp.

3.4    Axit Perchloric

Axit perchloric có tính ăn mòn cao và thường là dung dịch 70%. Khi được làm nóng trên 150 độ F, nó là một chất oxy hóa mạnh. Axit perchloric có thể hình thành các tinh thể perchlorat kim loại nỗ kết hợp với nhiều kim loại. Bất kỳ thí nghiệm nào với axit perchloric phải được thực hiện trong tủ hút khí độc, được thiết kế đặc biệt với hệ thống xả nước để ngăn chặn sự tích tụ kim loại perchlorat trong ống dẫn. Nếu bạn đã thực hiện xử lý axit perchloric trong tủ hút không được thiết kế đặc biệt cho axit perchloric, hãy liên hệ với bộ Môi Sinh ngay lập tức tại 425-649-7000 để được hỗ trợ trong việc định vị nhà thầu nhằm đánh giá mức độ nhiễm bẩn của perchlorate.

•    Trong sự cố tràn axit perchloric, trung hòa với tro soda (natri cacbonat) hoặc một chất trung hòa thích hợp khác; Tràn lẫn với chất hấp thụ vô cơ. KHÔNG sử dụng giẻ lau, khăn giấy hoặc mùn cưa để đưa sang một bên để khô. Những vật liệu như vậy có thể tự bốc cháy. Tương tự như vậy, sự cố tràn trên gỗ có thể gây ra hỏa hoạn sau khi chất lỏng bị khô.

•    Nếu bạn phải sử dụng dung dịch axit perchloric hãy thay thế ống kim loại bằng PVC hoặc bằng các vật liệu phi kim loại khác.

•    Các mối hàn, bạn phải nghĩ đến tình huống các đường ống của bạn bị ô nhiễm với muối azide kim loại. Hãy liên hệ đường dây Chất thải Doanh nghiệp theo số 206-263-8899 hoặc Ecology theo số 425- 649-7000 để được hỗ trợ trong việc xác định các quy trình xử lý thích hợp.

Thường xuyên kiểm tra các dụng cụ chứa axit perchloric về sự thay đổi màu sắc. Nếu axit đã chuyển sang màu tối và có các tinh thể hình thành xung quanh đáy chai thì có nguy cơ nổ tiềm ẩn; Thông báo cho cơ quan phản ứng nhanh như Ecology tại 425-649-7000 và bảo vệ khu vực. Các tinh thể màu trắng xung quanh nắp bình chứa axit perchloric thường là muối amoni, và có thể rửa sạch một lượng nhỏ này bằng cách sử dụng nhiều nước.

3.5.    Dung dịch nhuộm màu Bạc Ammoniac

Dung dịch nhuộm màu bạc amoniac nguy hiểm vì chúng có thể tạo thành muối bạc nổ. Cho dù được phá hủy hoặc phân hủy, các chất thải này được tính vào trạng thái phát sinh ô nhiễm. Xem Phụ lục c để biết thông tin về những chất nhuộm màu này và các chất nhuộm màu khác. Việc sử dụng an toàn các dung dịch nhuộm màu này bao gồm các quy trình sau:

Không được phép lưu giữ bạc nitrat trong dung dịch amoni hơn hai giờ. Hủy ngay khi không sử dụng.

Lưu giữ các dung dịch bạc nitrat tách biệt với các dung dịch amoni hydroxit.

Hủy các dung dịch chất thải này bằng cách pha loãng theo tỷ lệ 15: 1 với nước.

Sau đó, thêm từ từ dung dịch axit clohydric 5% vào dung dịch, vừa cho vừa khuấy cho đến khi dung dịch đạt pH = 2.

Thêm đá nếu dung dịch nóng lên.

Bạc clorua sẽ kết tủa khi pH = 2.

Lọc kết tủa và xử lý như chất thải nguy hại, điều chỉnh pH của dung dịch tới 6-7 bằng natri bicarbonate, sau đó xả ra cống vệ sinh.

ĐỖ QUYÊN
(Trích theo Chương trình Quản lý chất thải nguy hại phòng thử nghiệm quận Kinh-Washington - Hoa Kỳ)
Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay số 07 tháng 05/2018
Kỳ sau: Giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại trong phòng thử nghiệm

 


Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7098683 | Online : 559