(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ tư, 14/05/2014, 12:46 GMT+7

Diễn biến giàn khoan HD-981 của Trung Quốc

Vụ việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam

1. Diễn biến tình hình:

- Ngày 0l tháng 5 năm 2014, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD-98l) và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam.

Giàn khoan dầu khí 981 của Trung Quốc. Ảnh: Offshoreenergytoday

- Ðến 16 giờ, ngày 02 tháng 5 năm 2014, giàn khoan HD-98l được thả trôi tại tọa độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ Bắc - 111 độ 12 phút 06 giây kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan này để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng.

- Ngày 03 tháng 5 năm 2014, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) “tác nghiệp tại Nam Hải”. Cảnh báo này cho biết từ ngày 02 tháng 5 năm 2014 đến ngày 15 tháng 8 năm 2014, giàn khoan HD-98l sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ Bắc - 111 độ 12 phút 06 giây kinh Đông. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD-98l hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

- Đến thời điểm hiện nay Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: Tàu Hộ vệ Tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiểu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải cảnh, Hải giám, Ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 - 60 hải lý.

- Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của phía Trung Quốc, các tàu bảo vệ của Trang Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu.

Trung Quốc điều tàu và máy bay cản trở lực lượng cảnh sát biển
Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Ảnh: Reuters.

2.Phản ứng của ta :

- Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành quyền kiểm tra, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Trong quá trình thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước những hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc.

- Những ngày qua, ta đã nhiều lần lên tiếng, trao đổi với phía Trung Quốc về vụ việc trên. Trong đó có sự tiếp xúc giữa đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam và tùy viên quân sự Ðại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, riêng Bộ Ngoại giao có 8 cuộc giao thiệp nghiêm túc với phía Trung Quốc ở Việt Nam và Trung Quốc.

- Ngày 04 tháng 5 năm 2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:

Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-98l nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.

- Ngày 04 tháng 5 năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-98l ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.

- Chiều ngày 04 tháng 5 năm 2014, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chẩn Dân giao thiệp nghiêm túc vụ việc trên.

Cũng trong ngày 04 tháng 5 năm 2014, Ðại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trang Quốc. Nội dụng Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-98l và tàu Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời Văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế”; yêu cầu Trung Quốc “rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự.”. Cuối cùng, Công hàm khẳng định “Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng thông qua các cơ chế đàm phán song phương để giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, bất đồng trên biển giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

- Tối 04 tháng 5 năm 2014, ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng phản ứng mạnh mẽ rằng: “Ðó là một hành động ngang ngược và phi pháp bởi vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD 981 chỉ cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi đúng 119 hải lý và chỉ cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý về phía nam. Với tọa độ đó thì khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mà luật pháp đã quy định. Với tư cách là chủ tịch huyện Hoàng Sa, tôi cực lực phản đối hành động trên”.
 
- Chiều 06 tháng 5 năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Mình nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.

- Chiều 07 tháng 5 năm 2014, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông, dưới sự chủ trì của đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; thành phần mời bao gồm các cơ quan báo chí Việt Nam; Văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội; các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nhận xét, đánh giá:

3.1. Về phía Trung Quốc:

- Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Giàn khoan HD-98l đã xâm phạm vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Việc làm này của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Các vi phạm của Trung Quốc mang tính hệ thống trong những năm vừa qua: Đẩy mạnh các hoạt động lập pháp, tăng cường lực lượng trên biển, ráo riết vận động quốc tế nhằm kiểm soát trên thực tế “đường lưỡi bò”, gây sức ép đòi ta “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

+ Tăng cường thể hiện chủ quyền trên thực địa: Cấm đánh bắt cá, bắt giữ tàu thuyền ngư dân trong vùng biển đánh bắt cá truyền thống của ta. . .
+ Xây dựng, hiện đại hóa các đảo chiếm đóng trái phép...
+ Tăng cường tuần tra trên biển Ðông.
+ Tập trận tại biển Ðông...

- Các vi phạm của Trung Quốc trên biển Ðông trong những năm gần đây thường diễn ra vào thời điểm tháng 4, 5 là thời gian biển yên nhất; đồng thời vụ giàn khoan HD-98l của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào vấn đề Ucraina nên Trung Quốc tương đối “rãnh tay”. Đây cũng là thời điểm chuẩn bị diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ASEAN với Trung Quốc để bàn về vấn đề xây dụng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Ðông (COC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

3.2. Về phía ta:

- Việc giàn khoan HD-98l và các tàu của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam và hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế. Vi phạm thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC). Khu vực xâm phạm của Trung Quốc nằm trên tuyến hàng hải quốc tế đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải, ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Việc làm sai trái trên của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc gây mất lòng tin của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

- Việt Nam chủ trương thông qua các biện pháp hòa hình để giái quyết tranh chấp, kiên trì trao đổi với Trung Quốc về các vấn đề ở biển Đông ; kiên trì  sử dụng các hiện pháp hòa hình để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

4. Chủ trương của ta về các vấn đề ở biển Ðông:

- Thời gian qua chúng ta đã tập trung giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa hình trên cơ sở các nguyên tác cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), Luật Biển Việt Nam. Phương châm chung là vận dụng tổng hợp các biện pháp chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý, quân sự trên tinh thần "dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên trì nguyên tắc, đồng thời xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể một cách bình tĩnh, chủ động. Yêu cầu chiến lược của ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan. Trước diễn biến phức tạp đang diễn ra ở biển Đông, chúng ta sẽ:

l. Tập trung giữ vững độc lập, tự chủ,  bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa hình để phát triển đất nước. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

2. Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường thực hiện và bảo vệ hoạt động kinh tế biển, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý; kiên quyết không cho đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; kiên quyết đấu tranh, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

3. Bảo vệ quyền đánh bắt cá và hoạt động đám bắt cá chính đáng của ngư dân ta trên biển Ðông. Ta chủ động tích cực cùng các bên liên quan đàm phán tìm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được đối với các khu vực tranh chấp.

4. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyển lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa hình, ổn định để phát triển đất nước, coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Trung và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy ra xung đột quân sự ở biển Đông; tránh để các vấn để tranh chấp làm đổ vỡ quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc.

Trước những vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc hiện nay, chúng ta không chấp nhận và kiên quyết phản đối, khẳng định hoạt động trên là bất hợp pháp và vô giá trị, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế; vi phạm nghiêm trọng chủ quyền,quyền chủ quyển, quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta sẽ áp dụng mọi hiện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chúng ta cần đoàn kết, thống nhất, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành các chủ trương của Đảng, giải pháp của Nhà nước để bảo vệ trọn vẹn độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thân yêu của Tổ quốc. Và khi cần chúng ta sẽ biểu thị sức mạnh yêu nước của toàn thể nhân dân Việt Nam ./.

Hội cựu chiến binh
Khối dân chính đảng

Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7592835 | Online : 468